Trang web này sử dụng cookies. Với việc tiếp tục truy cập trang web, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookies.Đọc chính sách bảo mật của chúng tôi

CEO Huawei: Đông Nam Á sẽ là thị trường nhiều cơ hội

Yao Sovann - CEO Huawei Đông Nam Á
2023.04.01

Năm 2022 được coi là một năm khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới khi điều kiện địa chính trị bất ổn, kinh tế toàn cầu suy thoái. Tuy nhiên, chủ tịch Luân phiên của Huawei, ông Eric Xu nhấn mạnh: "Hoa mận sẽ đơm trái ngọt sau cái giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông. Huawei hôm nay cũng giống như bông hoa mận.” Mặc dù đối diện với những thách thức đáng kể ở phía trước, song trong năm 2022, Huawei đã duy trì hoạt động ổn định và kết quả kinh doanh của Huawei vẫn đúng như dự báo. Theo đó, kết quả doanh thu đạt 92,37 tỷ USD và lợi nhuận ròng cán mốc 5,12 tỷ USD. Huawei tiếp tục tăng cường đầu tư vào R&D với ngân sách 23,23 tỷ USD trong năm 2022 - chiếm 25,1% tổng doanh thu cả năm, cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Ông Yao Sovann - CEO Huawei Đông Nam Á

Chúng tôi đã duy trì tăng trưởng bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho các ngành công nghiệp khác nhau ở tất cả các khu vực trên thế giới. Chúng tôi cũng tận dụng danh mục đầu tư kinh doanh mạnh mẽ và linh hoạt của mình để xây dựng nền tảng cho nền kinh tế số, thúc đẩy phát triển xanh và bền vững, đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng, đối tác và toàn xã hội của chúng tôi. Chúng tôi đang thúc đẩy sự chuyển đổi sang các ngành công nghiệp số, thông minh, xanh, mang đến những cơ hội tăng trưởng mới cho Huawei.

Tại sự kiện, bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính của Huawei chia sẻ: "Mặc dù chịu áp lực đáng kể vào năm 2022, song kết quả kinh doanh tổng thể của Huawei vẫn đi đúng lộ trình dự báo trước đó. Vào cuối năm, tỷ lệ nợ phải trả còn 58,9% và số dư tiền mặt ròng là 25,35 tỷ USD. Ngoài ra, số dư tổng tài sản đạt 143,82 tỷ USD, phần lớn bao gồm các tài sản lưu động như: tiền mặt, vốn đầu tư ngắn hạn và tài sản hoạt động. Tình hình tài chính của chúng tôi vẫn vững chắc, với khả năng phục hồi mạnh mẽ và linh hoạt. Nhìn lại năm qua, tổng chi tiêu vào R&D vẫn đạt tới 23,23 tỷ USD - chiếm 25,1% tổng doanh thu cả năm và là một trong những mức cao nhất trong lịch sử của Huawei. Giữa thời điểm căng thẳng, chúng tôi vẫn tiếp tục dấn thân với tất cả sự tự tin”. Đổi mới và đầu tư mạnh mẽ vào R&D tiếp tục là chiến lược lâu dài của Huawei trong tương lai.

Năm 2022, doanh thu từ mảng kinh doanh Thiết bị Viễn thông, Giải pháp Doanh nghiệp và Thiết bị tiêu dùng lần lượt đạt 40,84 tỷ USD; 19,16 tỷ USD; và 30,85 tỷ USD. Huawei luôn ủng hộ mạnh mẽ việc hợp tác phát triển với các đối tác trong hệ sinh thái, cũng như tin rằng tinh thần cởi mở và sẵn sàng hợp tác sẽ dẫn đến thành công và thịnh vượng chung. Công ty đã tiếp tục mở rộng năng lực nền tảng trên HarmonyOS, Kunpeng, Ascend và danh mục đầu tư đám mây, tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm của nhà phát triển, cũng như kết nối và hỗ trợ các đối tác trong hệ sinh thái trên mọi phương diện. Huawei hiện đang hợp tác với hơn 9 triệu nhà phát triển và hơn 40.000 đối tác, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng hệ sinh thái và mang lại giá trị lớn hơn cho khách hàng.

Tinh đến nay, đã có hơn 700 thành phố và 267 doanh nghiệp thuộc Fortune Global 500 trên toàn thế giới (Bảng xếp hạng hàng năm của 500 doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu) đã chọn Huawei làm đối tác trong công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số. Huawei đã phát triển hơn 100 giải pháp dựa trên các kịch bản, được áp dụng trong hơn 10 ngành khác nhau. Huawei cũng đã thành lập các đơn vị kinh doanh (BU) nhằm nhắm mục tiêu vào các ngành khác nhau, chẳng hạn như đơn vị kinh doanh mỏ, đơn vị kinh doanh giao thông thông minh, đơn vị kinh doanh đường thủy & cảng, đơn vị kinh doanh số hóa dịch vụ công của chính phủ, đơn vị kinh doanh số hóa năng lượng điện, đơn vị kinh doanh Tài chính số, và đơn vị kinh doanh đường sắt & hàng không. Mục tiêu của chúng tôi là đẩy nhanh quá trình số hóa ngành, thúc đẩy nền kinh tế số và cùng nhau tạo ra giá trị mới cho tất cả các ngành.

Năm 2022, Huawei Cloud đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới, nằm trong Top 5 Nhà cung cấp dịch vụ Cloud trên thế giới. Trong năm 2022, Huawei Cloud đã ra mắt KooVerse, một cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu cung cấp các dịch vụ điện toán, lưu trữ, kết nối mạng và bảo mật dựa trên một kiến trúc thống nhất. KooVerse đã được triển khai tại 29 Vùng khả dụng (Availability Zones - AZ) trên 75 Khu vực Cloud, đáp ứng dịch vụ cho hơn 170 quốc gia và khu vực. Tại Châu Á Thái Bình Dương, Huawei Cloud là nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng chính phát triển nhanh nhất. Vào tháng 11 năm 2022, Huawei Cloud đã ra mắt Khu vực Indonesia, đánh dấu cột mốc cho một Indonesias áp dụng kỹ thuật số thông qua các chiến lược theo ngành và lĩnh vực cụ thể.

Với mảng năng lượng số (Digital Power), Huawei cam kết tích hợp các công nghệ điện tử kỹ thuật số và điện tử công suất và hội tụ các luồng năng lượng và thông tin, để quản lý watt bằng bit và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang ngành công nghiệp năng lượng xanh và carbon thấp. Đến cuối năm 2022, Huawei Digital Power đã giúp khách hàng tạo ra 695,1 tỷ kWh năng lượng xanh và tiết kiệm 19,5 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã bù đắp 340 triệu tấn khí thải CO2, tương đương với việc trồng 470 triệu cây xanh.

Những dấu mốc của Huawei trong năm 2022 được ghi nhận đáng kể từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, khu vực Đông Nam Á đã đóng góp 1 phần vào những thành tựu trên. 

Tại Việt Nam, Huawei đã đồng hành cùng với các đối tác trong suốt 25 năm qua, và đã vinh dự được Hiệp hội Internet Việt Nam trao giải thưởng Top 5 Doanh nghiệp Quốc tế có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển Internet Việt Nam qua Social Listening. Huawei cũng đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn lực ICT trong nước bằng các hoạt động vì cộng đồng (CSR), như Hạt giống cho Tương lai (Seeds for The Future), Huawei ICT Academy. Đặc biệt, 2022 là năm đầu tiên học viện ICT Academy của Huawei được triển khai tại Việt Nam. Chúng tôi đã cùng bắt tay với 2 trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) và trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) để phát triển năng lực cho các giảng viên trong lĩnh vực CNTT-TT, như  Kết nối mạng, Điện toán đám mây và Bảo mật …  Huawei cũng sẽ phối hợp với các trường tổ chức khóa đào tạo CNTT-TT cấp ngành cho sinh viên để chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên trước khi bước vào thị trường lao động trong lĩnh vực CNTT-TT. 

Chuyển đổi số quốc gia là một trong những mục tiêu mà Huawei muốn hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới. Với những năng lực về ICT, Huawei tự tin có thể giúp Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi số cho tất cả các ngành, điển hình như ngân hàng, tài chính, sản xuất, khai thác hầm mỏ và cả vận tải biển…

Huawei Việt Nam trao giải thưởng cho các sinh viên tài năng đạt giải Nhì cuộc thi Tech4Good 2021

Huawei đã có mặt tại Campuchia từ năm 1999, cam kết cung cấp những công nghệ và giải pháp mới nhất đến mọi cá nhân và tổ chức, đồng thời duy trì tôn chỉ “Tại Campuchia, vì Campuchia”. Trong 24 năm qua, Huawei Campuchia đã hiện diện mạnh mẽ trong mảng kinh doanh hạ tầng mạng viễn thông, giải pháp doanh nghiệp và thiết bị tiêu dùng, đồng thời phục vụ hơn 80% dân số tại đất nước này. Chúng tôi cũng giúp chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức công nghiệp ở Campuchia đạt được chuyển đổi số và phát triển kinh tế bằng nguồn lực R&D quốc tế sâu rộng cùng các phương thức kinh doanh hiệu quả của chúng tôi.

Đồng thời, chúng tôi đã đóng góp tích cực vào sự phát triển nhân tài của nền kinh tế số Campuchia với tư cách là một công dân doanh nghiệp có trách nhiệm. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT-TT, Huawei đã triển khai một số chương trình, bao gồm Open Day, Hạt giống cho Tương lai – Seeds for the Future, Cuộc thi CNTT-TT Huawei - ICT Competition và Học viện CNTT-TT - Huawei ICT Academy. Hiện tại, Huawei đang đào tạo hơn 1000 sinh viên hàng năm. Tổng cộng có 3.000 sinh viên đã tham gia chương trình Học viện CNTT-TT Huawei và hơn 300 sinh viên trong số đó đã hoàn thành các bài kiểm tra để trở thành kỹ sư được Huawei chứng nhận. Trong tương lai, Huawei sẽ tiếp tục giới thiệu các công nghệ hàng đầu nhằm phấn đấu trở thành đối tác đáng tin cậy và là người tiên phong trong hành trình hướng tới số hóa nhiều ngành công nghiệp của Campuchia, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là cho nền kinh tế số tại đây.

Tại Lào, chúng tôi cũng đã có nhiều năm hoạt động tại đây. Lào là là một đất nước không giáp biển, quá trình di chuyển và giao vận từ Lào đến các nước lân cận gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như việc vận chuyển hàng hoá từ thủ đô Viêng Chăn đến tỉnh Luang Namtha, giáp biên giới Trung Quốc chỉ có thể được thực hiện bằng đường bộ, trung bình mất 3-4 ngày. Trước tình hình trên, trong năm 2022, chính phủ Lào đã triển khai dự án Đường sắt cao tốc Trung Quốc - Lào dài 1.035km từ Côn Minh đến Viêng Chăn. Huawei chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng viễn thông Lào để triển khai giải pháp đường sắt thông minh, giúp tăng cường an toàn và bảo mật trong tất cả các giai đoạn, từ xây dựng đến vận hành. Ngoài ra, Huawei cũng đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khai thác viễn thông của Lào để xây dựng một mạng lưới tốc độ cao dọc theo hai bên đường. Lúc này, hệ thống đường sắt mang đến trải nghiệm liền mạch và ổn định cho các hành khách khi làm việc và giải trí trên tàu cũng như các hộ dân lân cận.

Huawei cũng đã hỗ trợ Asia-Potash xây dựng hầm mỏ kali thông minh đầu tiên của ASEAN tại Lào. Chỉ sau 2 tháng, giải pháp Khai khoáng Thông minh đã loại bỏ lỗ hổng liên lạc giữa trên và dưới mặt đất khi giám sát an toàn sản xuất theo thời gian thực. Mạng công nghiệp kết nối mạnh mẽ với băng thông lớn và độ trễ thấp, cho phép công nhân trên mặt đất dễ dàng điều khiển phương tiện khai thác từ xa, giảm thiểu rủi ro tai nạn dưới lòng đất khắc nghiệt.

Trong năm 2023, Huawei sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác Đông Nam Á trên toàn hệ sinh thái. Huawei tin chắc rằng, cùng nhau, tương lai sẽ tốt đẹp hơn.